VN520


              

發動

Phiên âm : fā dòng.

Hán Việt : phát động.

Thuần Việt : .

Đồng nghĩa : , .

Trái nghĩa : , .

♦Bắt đầu làm, hành động. ◇Hoài Nam Tử 淮南子: Ứng địch tất mẫn, phát động tất cức 應敵必敏, 發動必亟 (Binh lược 兵略) Đối phó với địch phải nhanh, hành động phải gấp.
♦Hưng vượng, sinh trưởng. ◇Tống Thư 宋書: Mã thị súc sanh, thực thảo ẩm thủy, xuân khí phát động, sở dĩ trí đấu 馬是畜生, 食草飲水, 春氣發動, 所以致鬥 (Tiên ti Đột Dục Hồn truyện 鮮卑吐谷渾傳) Ngựa là súc vật, ăn cỏ uống nước, mùa xuân sinh trưởng mạnh, cho nên hết sức đấu.
♦Phát sinh, sinh ra. ◇Diêm thiết luận 鹽鐵論: Phẫn muộn chi hận phát động ư tâm, mộ tư chi tích thống ư cốt tủy 憤懣之恨發動於心, 慕思之積痛於骨髓 (Dao dịch 繇役).
♦Động cơ.
♦Chỉ động tác.
♦Bệnh tật phát tác. ◇Phạm Trọng Yêm 范仲淹: Thần tắc túc hoạn phế tật, mỗi chí thu đông phát động 臣則宿患肺疾, 每至秋冬發動 (Trần khất đặng châu trạng 陳乞鄧州狀) Thần vốn mắc bệnh phổi, mỗi năm đến mùa thu mùa đông thì phát tác.
♦Xúc động.
♦Thúc đẩy, cổ võ. ◎Như: phát động quần chúng 發動群眾.
♦Nổ máy, cho máy chạy. ◎Như: phát động cơ xa 發動機車.
♦Phát biểu, nói ra.
♦Cái đau của người đàn bà sắp đẻ gọi là phát động 發動.


Xem tất cả...