♦(Động) Đáp lời, thưa. ◎Như: ứng đối 應對 đối đáp. ◇Liêu trai chí dị 聊齋志異: Hô chi bất ứng 呼之不應 (Tân lang 新郎) Gọi mà không trả lời.
♦(Động) Nhận chịu, cho. ◎Như: hữu cầu tất ứng 有求必應 hễ cầu xin thì được cho. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu 惜春聽了雖是為難, 只得應了 (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
♦(Động) Hòa theo, phụ họa. ◎Như: hưởng ứng 響應 phụ họa. ◇Sử Kí 史記: Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp 諸郡縣苦秦吏者, 皆刑其長吏, 殺之以應陳涉 (Trần Thiệp thế gia 陳涉世家) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
♦(Động) Đối phó. ◎Như: ứng thế 應世 đối phó xử xự trong đời, tùy cơ ứng biến 隨機應變 tùy theo trường hợp mà đối phó.
♦(Động) Chứng thật, đúng với. ◎Như: ứng nghiệm 應驗 đúng thật, hiệu nghiệm. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu 這四句謠言已都應了 (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
♦(Động) Thích hợp. ◎Như: đắc tâm ứng thủ 得心應手 nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇Dịch Kinh 易經: Cương nhu giai ứng 剛柔皆應 (Hằng quái 恆卦) Cương và nhu đều thuận hợp.
♦(Động) Tiếp nhận.
♦(Danh) Cái trống nhỏ.
♦(Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
♦(Danh) Họ Ứng.
♦Một âm là ưng. (Phó) Nên thế, cần phải. ◎Như: ưng tu 應須 nên phải, chỉ ưng 衹應 chỉ nên. ◇Lâm Tự Hoàn 林嗣環: Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu 凡所應有, 無所不有 (Khẩu kĩ 口技) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
♦(Phó) Có lẽ, có thể. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn 此曲祗應天上有, 人間能得幾回聞 (Tặng Hoa Khanh 贈花卿) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.
應 chữ có nhiều âm đọc:
一, 應: yīng
1. 當, 該。《詩經•周頌•賚》:“文王既勤止,我應受之。”《南史•卷三十六•江夷傳》:“人所應有盡有,所應無盡無者,其江智深乎?”
2. 或是, 想來是,表示推測的意思。南朝陳•徐陵《走筆戲書應令詩》:“秋來應瘦盡,偏自著腰身。”唐•杜甫《贈花卿詩》:“此曲祇應天上有,人間能得幾回聞?”
二, 應: yìng
1. 回答。《後漢書•卷十四•宗室四王三侯傳.齊武王縯傳》:“伯升笑而不應。”《水滸傳.第六回》:“由洒家叫喚,沒一個應。”
2. 允許, 承諾。《樂府詩集•卷七十三•雜曲歌辭十三•古辭•焦仲卿妻》:“以我應他人,君還何所望。”《紅樓夢•第九十六回》:“說是要救寶玉的命,諸事將就,自然應的。”
3. 附和。如:“裡應外合”, “同聲相應”。《史記•卷四十八•陳涉世家》:“諸郡縣苦秦吏者,皆刑其長吏,殺之以應陳涉。”
4. 對付。如:“應世”, “隨機應變”。《莊子•齊物論》:“樞始得其環中,以應無窮。”
5. 證實。如:“應驗”。《水滸傳•第三十九回》:“這四句謠言已都應了。”《紅樓夢•第四十九回》:“怪道昨兒晚上燈花爆了又爆,結了又結,原來應到今日。”
6. 適合。如:“得心應手”。《易經•恆卦•彖曰》:“巽而動,剛柔皆應。”《老殘遊記•第七回》:“其實,只要四五個應手的人,已經足用了。”
7. 接受。《管子.小匡》:“應公之賜,殺之黃泉,死且不朽。”
8. (Danh từ) Họ。如明代有應元徵。