♦(Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như phản 返, hoàn 還. ◇Tả truyện 左傳: Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục 昭王南征而不復 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
♦(Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎Như: khôi phục 恢復 quang phục, khang phục 康復 khỏe mạnh trở lại, hồi phục 回復 trở lại, đáp lại, lấy lại, thu phục 收復 thu hồi. ◇Sử Kí 史記: Tam khứ tướng, tam phục vị 三去相, 三復位 (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện 平原君虞卿列傳) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
♦(Động) Báo đáp. ◎Như: phục thư 復書 viết thư trả lời, phục cừu 復仇 báo thù.
♦(Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇Hán Thư 漢書: Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế 蜀漢民給軍事勞苦, 復勿租稅二歲 (Cao Đế kỉ thượng 高帝紀上) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
♦(Phó) Lại. ◎Như: tử giả bất khả phục sinh 死者不可復生 kẻ chết không thể sống lại. ◇Lí Bạch 李白: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi 君不見黃河之水天上來, 奔流到海不復迴 (Tương tiến tửu 將進酒) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
♦(Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang 今夕復何夕, 共此燈燭光 (Tặng Vệ bát xử sĩ 贈衛八處士) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
♦(Danh) Họ Phục.
♦Một âm là phú. § Thông phú 覆.
復: fù
1. “复”的繁体字。
2. 返, 還。《爾雅•釋言》:“復,返也。”《左傳•僖公四年》:“昭王南征而不復。”
3. 還原,再回到原來的樣子。如:“恢復”, “康復”, “回復”, “收復”。《史記•卷七十六•平原君虞卿傳》:“三去相,三復位。”南朝宋•劉義慶•世說新語•方正:“我令卿復君臣之好,何以猶絕?”
4. 回報,多指仇恨而言。如:“報復”, “復仇”。《左傳•定公四年》:“謂申包胥曰:‘我必復楚國。’”
5. 免附徭役或賦稅。《墨子•號令》:“男女老小,先分守者,人賜錢千,復之三歲。”《漢書•卷一•高帝紀上》:“蜀漢民給軍事勞苦,復勿租稅二歲。”
6. 再, 又。如:“去而復返”, “舊病復發”, “死灰復燃”。唐•李白《將進酒》:“君不見黃河之水天上來,奔流到海不復迴。”
7. 無義。有補充或調整音節的作用。南朝梁•無名氏《木蘭詩二首之一》:“唧唧復唧唧,木蘭當戶織。”唐•杜甫《贈衛八處士詩》:“今夕復何夕?共此燈燭光。”
8. 易經卦名。六十四卦之一。震下坤上。機運循環之象。
9. (Danh từ) Họ。如元代有復見心。
10, “復”, “複”, “覆”三字本義各異。復為還, 返,複為有夾裡的衣服,覆為翻倒, 傾倒的意思。但因就其本義都可以引申為再, 又, 重等義,所以“反復”也或作“反複”, “反覆”,“重複”也或作“重覆”, “重復”等。但在某些語詞的特定用法上,卻不可相混。如“復興”不作“複興”, “覆興”,“複數”不作“復數”, “覆數”,“覆蓋”不作“復蓋”, “複蓋”。因此使用這三字,除其意義相通部分外,仍應注意各字單用本義之區別。